Vận động tinh là các hoạt động cần sử dụng đến sự khéo léo, kết hợp chuyển động của các ngón tay, hai bàn tay và có yêu cầu sự tập trung nhất định để hoàn thành như cầm bút vẽ, cắt, nặn, xâu hạt v.v…
Chính vì yêu cầu này, trẻ mắc chứng tự kỷ và đặc biệt là trẻ tăng động giảm tập trung sẽ gặp rất nhiều khó khăn trọng việc học tập do các con không thể duy trì sự tập trung đủ dài. Đó cũng là rào cản khiến trẻ khó đi học, hòa nhập cộng đồng.
Biểu hiện
- Khó khăn thao tác với vật nhỏ (bu lông, đai ốc, đồng xu)
- Kém sử dụng kéo, tô màu, viết
- Cầm bút không bình thường (lỏng hoặc chặt quá)
- Cầm nắm các vật hay run tay
- Mắt không nhìn theo tay hoặc lơ đãng
- Khó khăn trong cử động ngón tay
Trẻ gặp vấn đề về vận động tinh có nhiều nguyên nhân: kỷ luật kém, mất tập trung do tiền đình hay nhiễu loạn xúc giác, cảm giác bản thể. Một khi cha mẹ, giáo viên đã xác định được nguyên nhân sau quá trình đánh giá, chúng ta sẽ có các phương pháp cụ thể cho từng vân đề của trẻ.
Sau đây là một số bài tập gợi ý giúp xử lý những vấn đề mà trẻ gặp phải:
Tiền đình
- Điều chỉnh độ cao của ghế sao cho chân của trẻ và mặt sàn tạo một góc 90 độ là tốt nhất
- Khuyến khích trẻ di chuyển theo nhiều hướng và bằng nhiều cách để phát triển khả năng thăng bằng tĩnh và động
Xúc giác
- Dùng dụng cự giữ bút bằng cao su
- Cho trẻ vẽ hình các khối hoặc đường zích zắc trên các tấm thảm, cho trẻ xóa các vết vừa vẽ bằng cánh tay hoặc ngón tay
- Cho trẻ dùng phấn để viết chữ cái hoặc vẽ các hình lên bảng
- Viết chữ,vẽ đường zích zắc lên đất nặn đã dẹp, lên cát hoặc cạo kem bằng tay
- Trang trí đường viền bằng các dây trang trí đường viền hoặc bằng đất sét
- Cho trẻ bóp,nắn,xoắn,vặn các quả bóng nhỏ bên trong nhồi bột mỳ
- Cho trẻ bóp các miếng mút hơi hình bong bóng (miếng mút xốp đóng hàng)
- Học cách xỏ dây giày
- Cho trẻ nhai kẹo: các loại kẹo phải nhai nhiều, kẹo gôm, kẹo dừa, các đồ dùng cho trẻ nhai bằng cao su…
Luyện tự chủ vận động
- Hoàn thành các bài tập mảnh ghép mà có các nút nhỏ đan chéo vào nhau
- Chơi các trò chơi ngón tay trước khi tiến hành các hoạt động viết
- Viết chữ bằng bút chì hoặc phấn trên mặt phẳng đất sét dẹt
- Chơi trò bật ngón tay kêu tanh tách
- Nhặt các vật nhỏ bằng cái nhíp, cái kim khâu, bông, hòn sỏi…
- Cho màu nước vào lọ thuốc nhỏ mắt và cho trẻ nhỏ nước lên giấy
- Dùng kẹp quần áo để kẹp đồ, dạy cách phơi quần áo
- Chơi trò chơi với cặp, lược
- Cho vào/lấy ra các vật nhỏ trong lọ, từ đó trẻ cũng có thể vặn ra/vào được nắp chai lọ
- Cho trẻ di chuyển đầu, vai, cánh tay, bàn tay hoặc cả thân người trong khi ngồi hoặc nằm
- Khuyến khích trẻ cúi xuống, căng, duỗi người ra, xoắn vặn, lật và lắc mọi bộ phận cơ thể mà trẻ có thể làm được trong khi đứng,ngồi hoặc nằm.
- Các thao tác tập ngón tay, bàn tay:
- Lấy tiền xu từ trong lỗ ra và giữ vào lòng bàn tay và vẫn lấy đồng xu khác ra
- Gập giấy thành nhiều nếp gấp
- Lấy vật từ trong chai,lọ ra và giữ trong tay trong khi vẫn lấy vật khác từ lọ ra
- Cho đồng xu vào trong khe của hộp đựng tiền
- Xâu hạt, đóng cửa và cài trốt,búng tay vào đồng tiền xu
- Kẹp quần áo ở trên dây phơi, chơi con quay
- Di chuyển hòn bi lên, xuống, lăn qua, lăn lại với ngón cái và ngón giữa
Phối hợp vận động
- Nhắc nhở trẻ dùng tay không thuận
- Cho trẻ chơi và học với bảng,trên tường và giá vẽ
- Đối với bảng, hãy cho trẻ dùng các mẫu phấn nhỏ
- Diễn đạt vần điệu các câu chuyện trước khi vào bài viết
- Xóa bảng,cắt các chất liệu như bút sáp, nỉ, ống hút, giấy nhám, gỗ, dạ
- Dùng kẹp ghim để đóng một tập giấy
- Khuyến khích trẻ đeo găng tay hở ngón trong khi viết (dưới sự giám sát)
- Cho trẻ giật phần băng dính để che các phần không muốn sơn ở trên tường
- Cho trẻ bóp, nhào đất nặn trước các hoạt động viết
- Xé giấy và dán lại các bức tranh nghệ thuật
- Xoắn,vặn các quả bóng mềm
- Gấp giấy thành nhiều nếp gấp và làm thành quạt
- Để các vật nhỏ trong các lọ có nắp đậy và khi trẻ lấy ra thì phải vặn ra và lắp vào
Thăng bằng
- Điều chỉnh độ cao của ghế sao cho chân của trẻ phải chạm tới sàn và khi trẻ ngồi thì đầu gối của trẻ tạo thành một góc 90 độ so với mặt đất
- Cho trẻ lựa chọn các tư thế khác nhau như quỳ,nằm áp sát bụng xuống sàn để giữ thăng bằng
- Nhảy trong túi, sắp xếp lại sách trên giá
- Ngồi xoay ngược vào ghế
- Khuyến khích trẻ di chuyển theo nhiều hướng và bằng nhiều cách để phát triển khả năng thăng bằng tĩnh và động
Tự cảm nhận bản thân
- Dùng các hoạt động đối kháng, ví dụ: Kẹp tay ngược ra phía sau trong khi trẻ cố gắng đẩy nó ra phía trước
- Chơi các trò với ngón tay trước hoạt động viết ví dụ lắc các ngón tay, chụm các ngón tay lại với nhau…
- Hãy cho trẻ bóp/xoắn, vặn đất sét trước các hoạt động viết
- Cho trẻ dùng các loại bút rung lắc trong khi viết để tạo ra các ký tự trông đặc biệt và ngộ nghĩnh
- Hãy yêu cầu trẻ để lại sách lên trên giá sách
- Hãy cho trẻ em đẩy xe cút kít bằng tay trong khi cô giáo nhấc hai chân lên khỏi sàn
- Cho trẻ tách rộng các ngón tay ra sau đó lại chụm các ngón tay lại và tạo thành một cái nằm đấm chặt
- Khuyến khích trẻ quấn những miếng vải co dãn,đàn hồi xung quanh mũi giầy
- Cho trẻ tách rộng các ngón tay ra sau đó lại chụm các ngón tay lại và tạo thành một cái nắm đấm chặt
- Khuyến khích trẻ quấn những miếng vải co dãn,đàn hồi xung quanh mũi giầy
- Đeo balo nặng; Xé giấy và dán để tạo nền một bức tranh nghệ thuật
- Bóp,nặn các quả bóng mềm, các trò chơi liên quan đến ngón tay và gõ nhịp điệu trước khi viết
Gợi ý sắp xếp góc học tập
* Điều chỉnh chiều cao của bàn sao cho mặt bàn cao hơn khuỷu tay khi gập vào 5cm
* Điều chỉnh mặt bàn nghiêng 40 độ
* Dùng phương pháp đa giác quan để giảng dạy
* Dùng các hoạt động có cấu trúc để dạy các khái niệm đơn giản đến phức tạp,thành công sẽ thu được từ những điều quan trọng cơ bản
* Sử dụng các kích thích về nghe, nhìn, chạm và tự cảm thụ bản thân một cách riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau trong giảng dạy chuyên biệt
* Dính vở vào mặt bàn để nhắc nhở trẻ không làm nghiêng vở
* Nhắc trẻ cố định vở bằng tay không thuận
* Để trẻ dùng bút chì có chiều dài không quá 13cm
* Cho trẻ dùng bút chì mềm (2B) có đủ độ sắc
* Tháo bỏ tẩy ở đầu bút chì
* Cho phép trẻ làm việc với các mặt phẳng thẳng đứng như:bảng,giá vẽ
* Hãy làm đậm các chấm hơn cho trẻ đối với hoạt động đồ chữ
* Thiết kế các hoạt động ít khó nhất và trẻ đã hiểu khái niệm đến khó nhất và trẻ chưa hiểu khái niệm bởi vì thành công ở bước đầu là vô cùng quan trọng