Gợi ý các trò chơi vận động – chơi mà học

BTV Tuệ QuangDạy và học, Kỹ năng

Tổ chức các trò chơi vận động

Không chỉ cần nạp kiến thức đơn thuần, để trẻ phát triển toàn diện, các cha mẹ nên tổ chức cho các con các trò chơi vận động đan xen với những khoảng thời gian ngồi bàn. Tại sao các cha mẹ không tận dụng thời gian vừa giúp con ôn tập kiến thức đã được học vừa giúp các con linh hoạt hơn qua các trò vận động thay cho những giờ ngồi bàn nhàm chán?

Những trò chơi sẽ vừa giúp con hoạt bát, hoạt động một cách có ý thức, rèn luyện phản xạ nhanh nhạy và cũng là một hình thức ôn lại những gì trẻ đã biết. Trung tâm Tuệ Quang xin gợi ý 2 trò chơi nhỏ mà các gia đình có thể tổ chức cho trẻ.

Nhận biết các bộ phận cơ thể

B1: Người hướng dẫn đọc chậm tên các bộ phận cơ thể, đồng thời hướng dẫn trẻ chỉ vào bộ phận cơ thể tương ứng.
B2: Khi trẻ đã hiểu, đọc nhanh dần, có thể có vần điệu và giảm dần sự hỗ trợ.

Đối với trẻ đã biết đọc, người hướng dẫn có thể thay việc gọi tên bộ phận bằng các thẻ chữ hoặc hình ảnh/hình vẽ của bộ phận tương ứng để trẻ nhận biết.

Số và lượng

  • Tráo thẻ số và hát bài đếm sao để con nhặt số tương ứng theo lời bài hát.
  • Đọc số, thơ (dạng thơ con cóc), hát hoặc đọc một bài toán đố phù hợp với nhận thức của trẻ, đồng thời đẩy số hoặc phép tính hoặc dấu ra cho trẻ chọn.
  • Nhảy lò cò qua các ô số hoặc nhảy số bước theo nhip phách gõ hoặc nói số bước đã nhảy (sau khi nhảy) / số bước cần nhảy (trước khi nhảy)…

Trên đây là một vài hoạt động giúp làm thay đổi không khí giờ học. Mong rằng đây sẽ là những gợi ý thiết thưc cho các bậc cha mẹ thay đổi phương thức ôn tập kiến thức cho các con.