Chứng tự kỷ của trẻ không chỉ đem tới những rào cản về giao tiếp, học tập mà còn mang tới nhiều hành vi bất thường, xuất hiện trong giờ học mà không hề có dấu hiệu báo trước. Vậy cha mẹ và giáo viên nên làm gì trước những hành vi này để giúp giờ học không bị gián đoạn?
Hãy cùng Tuệ Quang tìm hiểu những phương pháp và các trò chơi giúp kéo con lại với bài học thông qua loạt bài viết Xử lý hành vi chứng tự kỷ trong giờ học nhé!
Tư thế bất thường
- Đầu lệch sang một bên
- Hai bên vai không cao bằng nhau
- Hai bên hông không cao bằng nhau
- Chân cong
- Chân vòng kiềng
- Dáng đi vai thõng xuống
1. Ổn định tiền đình
- Chống tay và đầu gối trên mặt phẳng, yêu cầu trẻ thăng bằng trên 2 chân và 1 tay, 2 tay và một chân, sau đó 1 tay và 1 chân.
- Chơi xích đu hoặc ghế ngồi tròn bằng lốp xe cũ. Yêu cầu trẻ nhún nhảy và quay theo nhiều vị trí khác nhau như khi ngồi,ngả và uốn người ra sau
2. Tự chủ vận động
- Khuyến khích trẻ lắc mình một cách chủ động, theo các bài hát hoặc thơ
- Các trò chơi cần sự tập trung như xâu dây, xâu hạt
- Các bài tập thể dục cần dùng tới toàn thân thân để cử động thay vì chỉ dùng cánh tay
3. Phối hợp vận động
Các trò chơi, hoạt động phải dùng tới cả hai tay hoặc phối hợp chân-tay
- Viết bảng phấn
- Xoay cổ tay, cổ chân
- Bò hoặc đi bằng đầu gối trên thảm mềm
4. Tự cảm thụ bản thân & Thằng bằng
- Yêu cầu trẻ đứng và học trên bàn thay vì ngồi ghế (đứng viết vẽ, đứng xâu hạt, vv)
- Đặt quyển sách lên đầu và di chuyển
- Tiến, lùi nhón chân, có thể kết hợp cầm theo các đồ vật
- Nhảy tách chụm qua các vòng tròn trên mặt đất
Động tác vụng về, Phối hợp kém
- Kém cảm nhận về không gian
- Thăng bằng kém
- Dễ ngã
- Chạy hay va vào bàn,ghế
- Gặp khó khăn trong bắt bóng,đá bóng,ném bóng
- Không thể học các hoạt động hoặc trò chơi vận động mới
- Kém phát triển kỹ năng vận động so với trẻ thường
- Kém sử dụng một nửa của cơ thể
- Thể hiện nét mặt nhăn nhó,khó chịu hoặc không kiểm soát được chuyển động khi làm việc
1. Rèn luyện tha·ng bằng tiền đình
- Cho trẻ di chuyển qua lớp học bằng nhiều cách: đi lùi, đi ngang, nhảy lò cò, bò theo đường kẻ,…
- Cho trẻ ngồi trên ghế bập bênh hoặc ngồi nhún, đứng nhún trên bóng trị liệu (bóng hơi yoga)
- Khuyến khích trẻ di chuyển đến nhiều hướng và bằng nhiều cách để phát triển khả năng thăng bằng và động
2. Ổn định xúc giác
- Khuyến khích trẻ bò, trườn, hay trườn kiểu đặc công trên nhiều bề mặt khác nhau
- Cuộn tròn trẻ trong thảm len, thảm mút hay chất liệu khác để cung cấp cảm giác va chạm khác nhau
- Lăn một quả bóng to trên người trẻ trong khi trẻ nằm sấp hoặc nằm ngửa
- Cho trẻ bóp/nhào đất nặn trước hoạt động viết
- Đeo ba lô nặng hoặc đeo tạ chân, tạ tay (cho trẻ trên 4 tuổi)
- Dẫn dắt trẻ thông qua các hành động,các chỉ dẫn bằng kí hiệu như vỗ vào vai
- Trải một cái chăn rộng ra sàn,cho trẻ nằm vào đó,cuộn tròn lại
3. Trò chơi giúp tự chủ vận động
- Cho trẻ một cái bàn ở hai đầu của lớp học để trẻ có thể di chuyển trong các hoạt động của lớp học
- Cho phép trẻ đủ không gian để di chuyển tự do nhưng cũng đủ giới hạn để kiểm soát
- Khuyến khích trẻ làm việc và di chuyển trong khoảng không gian có liên quan đến người khác
- Nhấn mạnh giọng và phương thức hoạt động trong các hành động.
VD: Để trẻ mô tả đang làm việc gì,trẻ được khuyến khích thực hiện hành động - Sử dụng các trò chơi trong lớp để thực hành nhận biết bộ phận cơ thể ; sự phát triển lệch về cơ thể, định hướng, kỹ năng nghe và xem giữa các hoạt động trong truyện. Yêu cầu trẻ kết thúc câu chuyện bằng hành động và bằng lời.
- Cho trẻ di chuyển đầu, vai, tay và thân trong khi ngồi hay nằm.
- Khuyến khích trẻ uốn,duỗi thẳng,vặn,xoay và lắc càng nhiều bộ phận cơ thể của chúng càng tốt trong khi đứng,ngồi hay khi nằm trên thảm.
4. Trò chơi phối hợp vận động
- Cho trẻ cắt các loại chất liệu như :đất sét,rơm,giấy ráp,gỗ và nỉ (sử dụng xúc giác)
- Cho trẻ sử dụng đồ dập ghim hoặc đục lỗ trên giấy (xúc giác)
- Tập đi bằng đầu gối theo đường kẻ, trẻ phải giữ mắt cá chân đằng sau trong khi chuyển
- Khuyến khích trẻ lăn một quả bóng to hoặc đẩy mạnh
- Tập đi tay gấu (cầm chân cho trẻ đi dốc đầu)
- Cho trẻ đẩy một túi đậu dọc theo đường đi trong khi bò hay trườn
5. Tự cảm thụ bản thân & Thăng bằng
- Cho trẻ di chuyển đồ đạc theo khả năng trong phòng học
- Ngồi quay ngược vào ghế và cho trẻ xoay tròn
- Ngồi thẳng lưng ngay ngắn,2 chân đặt phẳng trên sàn
- Các bài tập áp lực sâu vào các hoạt động hàng ngày:
Chuyển đồ vật nặng từ tay này sang tay kia ; Xoay bả vai ; Xoay hông ; Nghiền đầu nhịp nhàng - Tăng trọng lượng đồ dùng học tập như hộp bút, sách vở (có thể luyện xách đồ vật nặng, can nước …)
- Mặc đồ ôm sát, quần áo chất liệu dạ hoặc len
- Nhảy lò cò, đi cà kheo
- Khuyến khích trẻ di chuyển theo nhiều hướng (đá bóng, đá cầu…)