Trung tâm Con Về đưa ra phương pháp xử lý trẻ tự kỷ kém tập trung, không chịu ngồi bàn học, thường xuyên ăn vạ cho các trẻ như sau:
1. Con kém tập trung có thể đến bởi nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do:
– Thiếu oxy và thiếu máu não: Cần bổ trợ bằng các bài tập phục hồi chức năng( thở mặt nạ- phương pháp thở thán khí trong y học; kéo đai để hỗ trợ cho hệ hô hấp làm việc tốt hơn).
– Nhiễu loạn xúc giác dẫn đến việc con không thể ngồi lâu trong 1 tư thế vì vậy các bài tập chéo( chéo nằm cho trẻ dưới 6 tuổi và không có hành vi tự kích thích bộ phận sinh dục hoặc chéo đứng với trẻ trên 6 tuổi hoặc trẻ trên 3 tuổi có hành vi tự kích thích bộ phận sinh dục ( sờ mó hoặc chà xát, cọ bộ phận sinh dục vào vật cứng, xuống nền nhà…).
– Nhiễu loạn thính giác khiến cho việc nghe- hiểu kém hoặc tại quá thính không lọc được các âm thanh cần nghe dẫn đến việc tai con luôn bị “quá tải” với những âm thanh dẫn đến trẻ không có được tương tác hành vi phù hợp tình huống à các bài tập luyện thính sẽ được đưa vào cùng với quá trình nạp thông tin( kéo xiết đai; gõ gỗ, thôi còi, gõ phách, tìm đồ vật phát ra âm thanh…)
2. Tốc độ dạy:
Ngoài việc có những nội dung dạy phù hợp với mức độ nghe-hiêu- tương tác còn cần chú ý đến tốc độ dạy( câu lệnh to- rõ- tốc độ hỗ trợ và chuyển bài) cần phải nhanh để thúc đẩy con tập trung cao độ và kéo dài dần sự tập trung bằng việc kéo dài dần thời gian tương tác giữa người dạy và con.
VD: đưa câu lệnh đơn giản bằng câu ngắn 2-3 từ( chỉ cá/ đưa ảnh cá/..), chờ từ 2-3s con chưa làm được sẽ nhắc lại 1 lần và chờ thêm 2-3s nếu chưa được sẽ giúp con chỉ hoặc nhặt đưa ảnh và ngay sau đó chuyển giáo cụ khác để dạy lại nội dung chỉ/đưa này.
3. Thiết lập kỷ luật:
Đôi khi do vô tình trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta đã thường xuyên “làm hộ” con, xóa lệnh ( yêu cầu con làm mà con không thực hiện cũng bỏ quaà thường do thương con và không kiên trì hướng dẫn). Vì vậy, ba, mẹ liệt kê những công viêc con có thể tự phục vụ bản thân tại nhà và những công việc nào con đã tự làm được để tạo tình huống và đưa vào giáo án dạy đồng thời trao đổi các bước hỗ trợ con thực hiện tốt/thành thạo những kỹ năng này để tất cả những thành viên trong gia đình nhằm có cùng 1 cách thức dạy với những bước hướng dẫn cơ bản giú con sớm xây dựng những kỹ năng sống cơ bản.
Nếu con ăn vạ, khoc, nói nhảm: xử lý ngay khi hành vi diễn ra và bằng kỹ thuật như sau:
– Người dạy/ các thành viên có mặt trong phòng dừng không di chuyển để không gây kích thích thị giác của con( trông chừng con để con không bị nguy hiểm do việc lăn lộn va đập vào các vật cứng) và đưa câu lệnh to, rõ: nín/im/không khóc/ăn vạ hư…Khi con ngưng hành vi hoặc giảm dần tiếng khóc thì khen ngay: nín giỏi/ nín ngoan/ngoan ( thường khi khen lần đầu con lại tiếp tục khóc/ăn vạ ta lại bắt đầu lại câu lệnh).
– Giữ vai con, mắt nhìn thẳng vào mắt con nói to, rõ:nín/im/không khóc/ăn vạ hư…Đưa câu lệnh 1 lần dừng 3-5s chờ cho con nghe-hiểu và đáp ứng câu lệnh. Sau 3-5s con chưa nín thì đếm 1, chờ 3-5s chưa nín lại nhắc lại câu lệnh và đếm 2,… cứ như vậy đến khi nào con nín hoặc ngưng hành vi xấu thì ngay lập tức khen con luôn đồng thời chuyển nội dung bài học.