Nguyên nhân trẻ chống đối ngồi bàn – Kỹ thuật dạy trẻ trên bàn (Phần 1)

BTV Tuệ QuangDạy và học

Hầu hết các bậc phụ huynh và giáo viên giáo dục đặc biệt khi mới vào nghề đều rất “sợ” mỗi khi phải đưa trẻ lên bàn để dạy hay phải duy trì nề nếp ngồi bàn của trẻ và đều cố gắng để cải thiện chất lượng từng giờ ngồi bàn.

Trong loạt bài viết chia sẻ kỹ năng dạy học trên bàn, Tuệ Quang sẽ lần lượt đưa ra những nguyên nhân trẻ chống đối ngồi bàn và kỹ thuật dạy trẻ trên bàn. Rất mong rằng qua những bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có định hướng và phương pháp hiệu quả khi thực hiện các hoạt động trên bàn.


Trong phần đầu, Tuệ Quang liệt kê một số nguyên nhân gây khó khăn mà hầu hết các phụ huynh và cả giáo viên đều gặp phải khi đưa trẻ lên bàn (xếp theo thứ tụ ưu tiên).

1. Kỷ luật ngồi bàn kém

– Do con nghe hiểu kém và không được dạy để hiểu rõ các lệnh đơn giản liên quan đến việc ngồi bàn (ngồi xuống; khoanh tay; đứng lên; cúi xuống; nhặt, cầm, mang, chỉ…)

– Do không nhất quán trong việc đưa yêu cầu cho con tại cùng 1 thời điểm. VD: vừa yêu cầu chỉ vào đồ vật/hình ảnh sau 3-5s khi con chưa thực hiện được thì lại yêu cầu: nhặt/cầm đồ vật/hình ảnh đó hoặc chỉ đồ vật/hình ảnh khác.

– Do thường xuyên để con xóa lệnh.

 

2. Mất tập trung

– Do rối loạn cảm giác/cảm xúc nên luôn có nhu cầu di chuyển vô thức hoặc quá lo lắng/phấn khích…

– Do cách “đặt vấn đề” không gây được hứng thú cho con (thậm chí còn gây áp lực, stress).

– Do khung cảnh, không gian, tiếng ồn, ánh sáng…không phù hợp khiến con bị sao lãng.

 

3. Do sức khỏe

– Bị thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

– Bị đói/khát hoặc no quá hay uống quá nhiều nước trong 1 khoảng thời gian ngắn (thường mỗi lần không nên cho con uống quá 200ml nước và lượng nước uống dàn đều trong ngày bao gồm cả canh và sữa không nên quá 2,5 lít)

– Bị đầy hơi, khó tiêu, buồn tiêu/tiểu mà không thể hiện được nhu cầu..

– Bị mẩn ngứa, mề đay (dị ứng thời tiết, thức ăn, đồ uống).

 

4. Những nguyên nhân khác

– Do bị quá quan tâm đến 1 vật/hình ảnh/hoạt động vừa xảy ra trước đó (gần giống với mất tập trung).

– Do chưa thỏa mãn với hoạt động vừa diễn ra trước đó…