Hướng dẫn kể chuyện là một bước quan trọng trong việc giúp trẻ hòa nhập bởi khi kể chuyện, mọi kiến thức về từ vựng cũng như tư duy logic và sự sáng tạo được phát huy tối đa. Để bắt đầu hướng dẫn trẻ tự kể một câu chuyện, ngoài việc trẻ được chuẩn bị tốt về kiến thức, tư duy, các cha mẹ nên bắt đầu giúp con kể lại các chuyện xảy ra trong ngày – những điều liên quan và trực tiếp tác động tới trẻ.
Để con biết kể chuyện hãy liệt kê ra từ 3 đến 5 chi tiết quan trọng, liên quan tới sự kiện (sự kiện này phải khiến con có ấn tượng mạnh: rất thích/rất sợ/rất lạ…) và nên có thêm 1 người nữa để cùng kể mẫu và cho con tham gia kể chuyện dần dần từ ít tới nhiều.
Ví dụ: Con được đi chơi sở thú; con cho hươu ăn cỏ; con thích con hươu vì nó có cổ dài.
Mẹ cho con đi chơi xong về gặp bà mẹ liền khuyến khích và hướng dẫn con kể bằng cách” mớm lời” và giúp đỡ điền từ.
“Bà ơi, con vừa đi chơi về, con nói bà nghe mình vừa đi đâu?” Con có thể chưa biết trả lời đi đâu về. Mẹ sẽ kể tiếp: “Ở đó có nhất nhiều con thú, con đã cho 1 con thú ăn, đó là…” (cha mẹ bỏ trống để con điền từ “hươu” hoặc nhắc giúp con: Con gì? Hươu hay hổ?. Và nếu con vẫn chưa trả lòi được mẹ mới nhắc: “con đã cho con hươu ăn…“.
Hãy giúp con kể lại những sự kiện vừa xảy ra rồi cùng với việc thường xuyên luyện nhớ con sẽ kể được những chuyện xảy ra trong ngày hoặc lâu hơn nữa.
Cha mẹ lưu ý: Không yêu cầu kể lại những sự kiện mang tính trừu tượng với con trẻ như: tiệc khai trương; dự thôi nôi (đầy tháng); ngày giỗ;… vì việc kể lại câu chuyện hay sự kiện là việc phức tạp với con trẻ và con chỉ có thể hiểu rõ bản chất mới nhớ và kể lại được.