Gợi ý nội dung dạy trẻ – Khám phá cơ thể

BTV Tuệ QuangDạy và học

Gợi ý dạy trẻ tại nhà

Gần đây, vấn đề sức khỏe và vệ sinh cho trẻ được đề cao. Tuy vậy, để con có thể tự ý thức được về vấn đề vệ sinh thân thể, các cha mẹ trước tiên phải giúp con nhận biết và hiểu chức năng của từng bộ phận trên cơ thể mình.

Đối với sự hiểu biết sơ khai và đơn giản của con trẻ, cha mẹ và giáo viên cần dạy trẻ về chủ đề cơ thể như thế nào là hợp lý và dễ hiểu?
Tuệ Quang xin chia sẻ một vài gợi ý hữu ích đang được áp dụng tài Trung tâm.

Phương pháp chung


Để trẻ hiểu rõ, nhớ lâu, chúng ta cần kết hợp nạp thông tin, kèm theo các câu hỏi và trò chơi/hoạt động có liên quan đến kiến thức đã dạy.


Trẻ từ 3 tuổi trở xuống

  • Dạy trẻ biết tên, một số đặc điểm cơ bản, chức năng chính của bộ phận trên cơ thể.
  • Đặt những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản về tên, đặc điểm, chức năng chính của bộ phận cơ thể
  • Chơi những trò chơi đơn giản: chỉ tay, nói tên các bộ phận trên cơ thể. Hát và vận động theo cô những bài hát về bộ phận trên cơ thể.

Trẻ 4-6 tuổi, tiền tiểu học

  • Dạy trẻbiết cấu tạo và chức năng của các bộ phận cơ thể cũng như các giác quan và chức năng của chúng. Dạy trẻ được sự cần thiết phải bảo vệ các giác quan và các bộ phận cơ thể.
  • Nên đặt câu hỏi  về các giác quan, chức năng, và các bảo vệ giác quan và bộ phận trên cơ thể,…
  • Cho trẻ chơi các trò chơi như: Chiếc túi kỳ diệu (sờ và đoán tên đồ vật), trốn tìm, tai ai thính, ai nhanh hơn,…

Phần 1: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài

Tay

Trẻ cần biết:

  • Dưới 3 tuổi: Dạy trẻ tay để cầm, nắm. Mối người có 2 tay, nhận biết bàn tay có 5 ngón.
  • Trên 3 tuổi: Phân biệt tay phải, tay trái. Dạy trẻ cầm thìa, đũa, bút bằng tay thuận,  phải rửa tay trước khi ăn, rửa tay khi tay bẩn. Nhúng tay xuống nước lâu, da tay sẽ bị nhăn nheo.

Câu hỏi gợi ý:

  • Tay của con đâu? Con có mấy tay? Bàn tay con có mấy ngón?
  • Con dùng tay để làm gì?
  • Dùng tay nào để cầm đũa, cầm thìa?
  • Nếu tắm quá quá lâu, tay của con sẽ như thế nào?
  • Cắn móng tay dẫn tới hậu quả gì?
  • Khi tay bẩn con phải làm gì?

Các trò chơi và hoạt động:

  • Chơi  Giấu tay: Khi cô nói tay đẹp đâu: con giơ tay ra, tay đẹp mất rồi: giấu tay, cho con đi tìm.
  • Đồ hình bàn tay (có thể thêm các nét vẽ thể hiện tay bị ngấm nước lâu và chỉ dạy các bé có nhận thức tương đương 4-5 tuổi).
  • Tạo hình các con vật từ bàn tay. – Vẽ mặt cười vào các đầu ngón tay, cử động ngón tay giả vờ chào hỏi, gia đình ngón tay Chơi  Giấu tay: Khi cô nói tay đẹp đâu: con giơ tay ra, tay đẹp mất rồi: giấu tay, cho con đi tìm.
  • Đồ hình bàn tay (có thể thêm các nét vẽ thể hiện tay bị ngấm nước lâu và chỉ dạy các bé có nhận thức tương đương 4-5 tuổi).
  • Rửa tay đúng quy trình

Chân

Trẻ cần biết:

  • Dưới 3T: Dạy con Chân để đi, chạy, đá bóng, mỗi người có 2 chân. Đứng 1 chân hoặc trèo lên cao sẽ bị trượt chân ngã.
  • Trên 3T: Dạy cấu tạo đơn giản của chân: đùi, cảng chân, đầu gối, bàn chân. Phân biệt chân phải chân trái

Câu hỏi gợi ý:

  • Chân của con đâu? Con có mấy chân? Chân phải/trái đâu?
  • Đứng một chỗ quá lâu chân sẽ bị làm sao? (mỏi chân, tê chân, …)

Các trò chơi:

  • Thi xem ai đứng được lâu hơn.
  • Thi đá bóng , bật vòng, bật qua chướng ngại vật, nhảy lò cò…
  • Nhấc chân theo hiệu lệnh: Chân phải/trái; đứng co 1 chân cô đếm

Mắt

  • Dưới 3 tuổi: Dạy con biết mỗi người có 2 mắt, mắt để nhìn, nhắm mắt sẽ không nhìn thấy gì?
  • Trên 3 tuổi: Mắt được gọi là thị giác, giúp con nhìn thấy mọi vật xung quanh. Khi ngủ phải nhắm mắt, thức dậy thì có dỉ mắt ở khóe mắt, phải rửa mặt mối sáng thức thức dậy.
  • Bảo vệ sức khỏe mắt: Dụi mắt, ngồi sát ti vi, nằm đọc sách sẽ gây hại cho mắt. Phải rửa mắt hàng ngày bằng thuốc nhỏ mắt.

Câu hỏi gợi ý:

  • Con nhìn được nhờ có gì? Con có mấy mắt? Nhắm mắt vào có nhìn thấy gì không?
  • Nếu không có mắt (hoặc nhắm mắt) con có nhìn thấy gì không?
  • Buổi sáng thức dạy có gì ở mắt? Cần phải làm gì?
  • Nước mắt có vị gì?
  • Mắt có sợ lạnh không?
  • Những hành động nào thường gây hại cho mắt: dụi mắt, xem TV/điện thoại nhiều…

Trò chơi:

  • Trò chơi con/vật/cái nào biến mất: Bày 3-5 đồ chơi trước mặt con, khi cô hô trời tối con sẽ nhắm mắt lại, cô sẽ cất đồ 1-2 đồ chơi, khi cô hô trời sáng con mở mắt ra và đoán xem con gì biến mất
  • Giấu đồ vật vào cốc (cốc úp), tráo các cốc để trẻ đoán đồ vật đang ở cốc nào?

Mũi

  • Dưới 3 tuổi: Dạy chỉ mũi, chức năng của mũi là để thở, ngửi.
  • Trên 3 tuổi: Mũi để thở, để ngửi. Bị ốm nước mũi sẽ chảy ra. Dùng khăn để lau sạch mũi

Câu hỏi gợi ý:

  • Mũi của con đâu? Mũi để làm gì? Bịt mũi vào con có thở được không?
  • Mũi có mấy lỗ mũi?
  • Khi bị cảm, mũi bạn sẽ chảy ra cái gì?
  • Con nên làm gì khi bị chảy nước mũi? (quệt tay ngang mũi hay lấy khăn/giấy ăn.)