Giúp con tập phát âm – Khuyến khích phát âm (Phần 2)

BTV Tuệ QuangDạy và học, Kỹ năng, Tập vận động

Giúp con tập phát âm P2

Để giúp con nói cũng như rèn luyện để con nói rõ, các bậc phụ huynh không chỉ giúp con luyện cơ môi – hàm mà còn cần có một số các bài tập cũng như phương pháp phù hợp khuyến khích trẻ phát âm.

Tập cơ lưỡi

Khi lưỡi hoạt động tốt thì trẻ mới có thể nói tốt. Vì vậy, Trung tâm Tuệ Quang xin gợi ý các phụ huynh một số các trò chơi giúp trẻ luyện cơ lưỡi.

  1. Thò – thụt lưỡi:
    Mẹ ngồi trước con rồi làm động tác thò thụt lưỡi từ chậm đến nhanh dần. Mẹ có thể “dụ” con làm bằng cách thò lưỡi ra và sau đó đặt lên lưỡi thứ mà con thích ăn nhất đề con học theo mẹ và làm theo để được cái mà con đang muốn.
  2. Đá lưỡi sang hai bên:
    Tương tự như các cách làm trên, mẹ đá lưỡi sang hai bên từ chậm đến nhanh để con làm và học theo.
  3. Liếm môi trên/dưới:
    Mẹ có thể bôi ngọt hoặc cái gì đó dính lên hai môi để con liếm môi.

Dạy phát âm đơn giản

Cha mẹ nên dạy con bắt đầu từ 5 nguyên âm O, E, A, U, I cả khẩu hình và âm để con dễ bật âm hơn:

O: tròn môi
E: lưỡi đè nhẹ lên phần trong môi trên
U: chu môi
A: há rộng miệng

Khuyến khích phát âm

Khi tương tác với con mẹ tạo tình huống để phát ra các âm thanh quen thuộc giúp con có cơ hội bật được âm nhanh hơn như đưa tay lên miệng “oa oa”, gọi gà “bập bập”, “lêu lêu”, “ê ê”, tặc lưỡi…

  • Bắt đầu các âm dễ với con như “và”, “vi vu”, “bơ”, “mơ”, “bà”, “ba”…
  • Cho con đọc thơ, hát vuốt đuôi theo bài hát. Khi đến các từ cuối của câu thơ, câu hát mẹ nói to, rõ các âm đó dần dần mẹ nên chừa một khoảng trống (3-5s) ra để con nói vuốt đuôi từ đó theo mẹ vd: “hai vây xinh xinh” thì từ “xinh xinh” mẹ hát to, rõ từ rồi một thời gian sau khi hát đến từ đó mẹ chừa một khoảng trống ra để con nối từ vào. Mẹ nên nhớ rằng khi đọc thơ hay hát mà chú trọng bật âm cho trẻ thì ở những từ cuối của câu me phải nhìn vào mắt con để con giao tiếp mắt và để con bắt chước khẩu hình của mẹ để bật âm. Khi tương tác với con ở các động từ, các danh từ các mẹ nên nhấn mạnh vào từ cần truyền đạt một phần là để con hiểu rõ yêu cầu một phần là để con nghe rõ và bắt chước theo các từ đó (từ khóa). Hãy bắt đầu bằng các từ đơn giản, gần gũi và không có dấu, những từ có 1, 2 âm tiết để con dễ bật âm hơn.

Ngoài các kỹ thuật luyện âm trên thì các bài tập phục hồi chức năng áp dụng cho phần cơ môi, lưỡi, hàm cũng cần phải được thực hiện đồng thời và kiên trì hàng ngày. Đó là:
* Chườm nóng – lạnh vùng cằm; hàm; góc hàm: nhất là vói những bé xúc giác nhiễu loạn( cắn môi, thích cọ mặt, môi vào các vật cứng, thô ráp; cơ mặt thỉnh thoảng bị giật..) việc chườm nóng (70 đến 80oC) từ 3-6 lần trong ngày sẽ giúp con nhanh chóng giảm và hết những hành vi này.
* Mát xa xoay tròn theo chiều kim đồng hồ xuôi từ gốc hàm xuống tới cằm sau khi chườm nóng-lạnh sẽ giúp con vận động hàm tốt hơn, dễ bật âm hơn.

Lưu ý: Có một số trẻ rất muốn nói, hợp tác đưa khẩu hình khi được dạy nói nhưng không thể phát âm được thì có thể nghĩ tới việc con bị thiếu (hụt) hơi hay thắng lưỡi có vấn đề. Khi đó ngoài việc tích cực luyện tập với hàm, môi, lưỡi thì nhả phanh lưỡi hay tập thêm các bài luyện đẩy hơi (ép hơi, xiết đai…).

Chúc cha mẹ và các con ngày một tiến bộ hơn nữa!