Giáo án gợi ý tháng 4 – Chủ đề Bản thân

BTV Tuệ QuangChia sẻ, Dạy và học

Gợi ý giáo án tháng4

Nhiều hoạt động bị đình trệ bởi dịch COVID nhưng cha mẹ hãy luôn nhớ rằng, trong 2 tháng nghỉ học, các con vẫn luôn lớn lên và luôn cần bổ sung những kiến thức để theo kịp các bạn đồng trang lứa. Vì thế, Tuệ Quang khuyến khích các cha mẹ lên bàn dạy con để giúp duy trì thói quen học và bổ sung thêm kiến thức bổ ích.

Để biến kỳ nghỉ dài thành cơ hội cho cha mẹ có nhiều thời gian hơn với con và các con có thể nhanh chóng đuổi kịp các bạn cùng lứa, Tuệ Quang xin gửi tới giáo án dạy học Tháng 4 với chủ để mùa xuân và vệ sinh thân thể.

Đối với các phụ huynh đã đăng ký hỗ trợ Online với Tuệ Quang, các giáo viên sẽ làm giáo án với nội dung tương tự nhưng được điều chỉnh phù hợp với con.

TT Nội dung (theo chuẩn tuổi) < 2 Tuổi 2-3 Tuổi 3-4 Tuổi 4-5 Tuổi
1 Thời gian Giáo cụ: chuẩn bị số phạm vi 5; Hình ảnh  thể hiện các buổi: sáng, trưa, chiều, tối. Nhận biết về mùa hèTháng 3,  tháng 4: xếp chuỗi số xuôi/ngược phạm vi 4. Nhận biết sau mùa xuân là mùa hèSau tháng 3 là tháng 4: chỉ số liền trước/liền sau số 4     Kể tên các tháng của mùa hè (4,5,6)Phân biệt Trước-sau, sau mùa xuân là mùa hè.Ôn lại những hoạt động được diễn ra trong tháng.   Kể tên các mùa trong năm, biết tháng 4 là tháng thứ mấy, sau mùa nào.Dự định sẽ làm khi được nghỉ ở nhà: học với mẹ/chơi với anh, em…
2 Bảo vệ bản thân( điểm nổi bật của tháng 4.2020: Đại dịch covid-19) Giáo cụ: Hình ảnh: bé đeo khẩu trang, Quy trình rửa tay;; Hình ảnh con vi khuẩn( có thể cho con xem trên Google) Không cho tay vào miệng Phòng chống covid-19:So sánh sạch – bẩn; khỏe-yếuBiết Đeo khẩu trangBiết rửa tayKhông cho tay vào miệng   Biết về dịch COVID-19 Biết covid-19 làm đau cổ họng, đau đầu nóng sốt, tức ngực khó thở.Phải nghỉ học, không được gặp cô gặp bạn.Giữ  gìn vệ sinh cá nhân: xúc miệng, rửa tay, đánh răng, đeo khẩu trang, Tìm hiểu dịch covid-19:Biết covid-19 là vi khuẩn có hạiLàm đau họng, sốt,đau đầu, ho, chảy nước mũi, hắt hơiCách phòng chống: rửa tay sạch, luôn uống nước ấm, đứng cách xa người bên cạnh 2m, không bắt tay, chạm vào đồ vật nơi công cộng( cầu thang, tay nắm cửa, ….), luôn phải đeo khẩu trang.  
3     Giới tính & Bộ phận cơ thể Giáo cụ: Hình ảnh bộ phận cơ thể; các câu chuyện khoa học về cơ thể và cách bảo vệ cơ thể(Bộ sách: Em muốn biết – cuốn: Vì sao bụng em sôi ùng ục; Con được sinh ra như thế nào? Vì sao con là bé trai…) Nhận biết theo tên một số bộ phân cơ thể, chân, tay, mũi, mắtKhông mút tay; Không gặm móng tay, chân; Không gặm đồ chơi   Nhận biết theo tên, chức năng, đặc điểm một số BPCT bên ngoài cơ thể.Nhận biết được giới tính của minh, của bạn: trai/gáiBiết được mình giống ai: trai-giống bố..Nhận biết được bẩn –sạch không  mặc quần áo bị ướt, bẩn, không cắn móng tay.Biết gọi mẹ khi đi ị đi tè.Không nhặt vật lạ cho vào mồm, không ăn bẩnKhông chơi, nghịch bẩn; không sờ vào bộ phận sinh dục( với những học sinh có hành vi chơi/nghị BPSD) Nhận biết và phân biệt so sánh đặc điểm giống/ khác  trên cơ thể của mình và bạnPhân biệt được béo-gầy, khỏe và yếu hạn chế ăn nhiều thịt mỡ tăng cường ăn rau và đủ chất.Biết Rửa tay khi đi vệ sinh, khi đi chơi về để tự chăm sóc bảo vệ bản thân trong mùa dịch.Có thói quen luôn giữ cơ thể sạch sẽ, biết ăn bẩn sẽ gây đau bụngKhông cởi, thay quần, áo trước đám đông,; Không cho người khác xem cơ thể ngoài bố, mẹ và bác sĩTìm hiểu bé được ai sinh ra (quy trình lớn lên) Mô tả được cơ thể mình nhận biết được tên, chức năng, công dụng của các BPCTBiết đặc điểm giới tính của mình giống ai và con gái sẽ ngủ với mẹ,chị không ngủ với bác,chú, anh và người lạ.Tự chăm sóc bản thân cơ bản tự đi tè, rửa tay, vệ sinh không để rơi vãi khi ăn, giữ gìn cơ thể sạch sẽ và an toàn.Biết bảo vệ sức khỏe phòng chống, đeo khẩu trang mùa COVIDBiết tập thể dục để có vóc dáng và sức khỏe tốt, Biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân. Vd:không để người lạ ôm/sờ vào cơ thể; Không sờ tay bẩn lên mặt; Luôn rửa tay đúng quy trình không cần nhắc nhở
4 Thế hiện cảm xúc, trạng thái tình cảm Giáo cụ: Bộ hình ảnh trạng thái tình cảm; bộ hình ảnh hành vi đúng-sai khi gặp mọi người; các câu chuyện kể về hành vi ứng xử đúng-sai của lứa tuổi mầm non. Thể hiện tình cảm, cảm xúc vui cười khi nô đùa, và nhìn thấy người thân thiết.Biết dừng lại khi bị quát mắng. Bộc lộ trạng thái vui khi được khen ngợi, buồn, tức giận khi bị mắng hoặc bị cướp mất đồ.Bộc lộ cảm xúc thích thú với món ăn, bài hát: ứng xử hành vi khi có đồ ăn, múa phụ họa khi hát; Biết thể hiện những thứ không thích đúng hoàn cảnh.Lưu ý: Soạn chi tiết mẫu câu ứng xử cho từng học sinh   Nhận biết, phân biệt một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt cử chỉ giọng nói. Bộc lộ cảm xúc và nói lên được sở thích, khả năng của bản thân: chủ động chào( khi đến/khi về); chủ động thực hiện nguyên tắc/nề nếp; giao tiếp XH thông thường phù hợp từng học sinh   Nhận biết một số trạng thái cảm xúc ( vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt cử chỉ giọng nói, tranh ảnh âm thanhThể hiện thái độ, tình cảm,biết được vị trí, nhiệm vụ của bản thânMạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến
5 Dinh dưỡng và sức khỏe Giáo cụ: hình ảnh rau, củ: muống, cà chua, cà rốt, khoai tây, rau cải,…hoặc mô hình rau củ, dinh dưỡng bằng nhựa. Hình ảnh hoặc vật thật: Đồ ăn, thức uống: sữa, nước ngọt, nước lọc,…)     Thể hiện nhu cầu sở thích muốn ăn với một số loại thức ăn, rau củ, thịt cá, sữa quen thuộc.Biết cái ăn được/không ăn được.Rửa tay sạch trước ăn. Nhận biết một số loại thức ăn cần thiết cho mùa COVID (trứng, gan, súp lơ, cà chua,đậu đỗ, các loại trái cây như cam, bưởi,ổi…)Uống đủ nước hàng ngàyNhận biết được một số món ăn mẹ nấu mùi vị:mặn ,ngọt, chua,cay..)Phân loại ăn được/ không ăn được, phân loại rau-củ …Biết chọn trang phục theo thời tiết: Biết đeo khẩu trang, đội mũ… khi đi ra ngoài.Tập đánh răng, tập thể dục, tự đi vệ sinh.Rửa tay khi đi chơi về, biết đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Lưu ý: Cần soạn câu giao tiếp đơn giản(có thể từ đơn/đôi) phù hợp khả năng từng học sinh Nhận biết theo tên, đặc điểm, phân loại, so sánh các  loại thực phẩm.Phân biệt thức ăn nên ăn/ không nên để có sức đề kháng cho mùa dịch.Nhận biết mùi vị của thức ăn (chua cay mặn ngọt đắng)Ăn đủ chất Rau-Thịt-Cá-Trứng-SữaNhận biết về dịch cúm COVID-19Biết một số hiện tượng của cơ thể (nóng-lạnh sốt, đau bụng)Tự đi vệ sinh đúng nơi quy định( kêu giúp đỡ khi gặp khó khăn). Vd:Biết rửa tay 6 bước bằng xà phòng, tập thể dục và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.   Lưu ý: Mỗi GV tự soạn bộ câu hỏi và trả lời chi tiết cho từng hsinh ngay trong g.án Kể tên, phân loại 4 nhóm thực phẩm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể Biết chế biến một số loại thức ăn, nước uốngNhận biết về dịch cúm COVID-19, biết phòng tránh và bảo vệ cơ thể.Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, sốt và cách phòng tránh trong mùa dịch Nhận biết, phòng tránh những hành động nguy hiểm/ không an toàn/ những vật gây nguy hiểm: Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, chơi ở trong nhà trong mùa dịch.
6 Kiến thức cơ bản theo lứa tuổi khác: Hình ảnh hoặc mô hình: Động vật, thực vật, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình; đồ chơi+ đồ vật cá nhân của con/của người thân… Nhận biết theo tên gọi Nhận biết theo tên và 1 đặc điểm cơ bản. VD: Thìa, để xúc cơm. NHận biết theo đặc điểm/nơi chốn/sở hữu. VD: Thìa để xúc cơm của con/của em Nhận biết theo đặc điểm/sở hữu/nơi chốn/phân loại theo nhóm. VD: Thìa của con, chỉ dùng khi ăn cơm, to hơn thìa của em.
7 Mỹ thuật: Nặn, vẽ tô màu trang trí hình ảnh bé trai bé gái, trang phục và hình ảnh vi rút COVID-19 đồ dùng (khẩu trang, kính, gang tay..) Xé giấy, vẽ, tô màu khuôn mặt hình tròn, váy hình tam giácTô màu, nặn chiếc khẩu trang. Vẽ, nối tô bức trang trang phục quần, áo, mũ, khẩu trang… bé trai/gáiTô nối chữ COVID-19, trang trí hình tròn con vi rút Hoàn thành bức tranh về chủ đề bản thân em và trả lời câu hỏi liên quan.Trang trí chiếc khẩu trang, găng tay, chai nước rửa tay … Hoàn thành bức tranh và kể về đặc điểm cơ thể, trả lời tại sao phải dùng những đồ dùng này để bảo vệ cơ thể  từ bức hình mình vừa hoàn thành xong.
8 Toán học  Giáo cụ: chuẩn bị các số rời phạm vi10; các hỉnh ảnh cao-thấp; dài-ngắn; to-nhỏ, nhiều-ít,…) Nhận biết số 4,lấy số 4, số bé/số lớn hơn 4 Nhận biết số phạm vi 5, so sánh 2 đối tượngSo sánh cao-thấp, béo – gầy, dài – ngắn, nhiều-ítĐếm số ngón tay, bàn chânNhận biết được số 1 và 9 trong từ COVID-19     Phạm vi 10, so sánh 3 đối tượngXếp chuỗi xuôi, ngược nhận biết số đứng trước/ sauSố lớn nhất/ bé nhất trong 3 sốSo sánh nhiều-ít; giống-khác Tách gộp pv 10 thành 2 nhóm, thêm bớt pv 5Nhận biết số liền trước/ sau, những số đứng trước/ đứng sau.So sánh phân loại 5 đối tượng  
9 Thơ, Hát và chơi Đôi Mắt ; Tay thơm tay ngoan Cái Lưỡi ;Cái mũi, xòe bàn tay Bài Hát: Ghen cô vy; chơi làm bác sỹ. Hát: Ghen Covy Chơi: Mắt- cằm – tai, ai tinh mắt, chiếc túi thần kỳ
10 Tương tác XH: Tạo tình huống khi dạy các nội dung của chương trình hoặc trong khi sinh hoạt Trả lời câu hỏi tên và giới tính của mình. Biết đồ của mình lựa chọn quần áo, mũ Giới thiệu được tên và giới tính của mình KHông mặc quần áo bẩn và ướt.Đeo khẩu trang, đội mũ khi đi ra ngoài.-Biết nhờ sự trợ giúp của người khác khi gặp khó khănThực hiện các hoạt động rửa thường xuyên tay khi đi học, đi về, sau khi đi vệ sinh Vd: chơi làm bác sĩ Giới thiệu được tên kể tên bố mẹ và cách thành viên trong gia đìnhNói được địa chỉ nhà, trường, các bạn lớp mìnhBiết về dịch cúm COVID-19 và biết phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, không đến chỗ đông người.Giữ cơ thể sạch sẽ, biết lấy giấy để lau mũiĐi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay 6 bước bằng xà phòng Vd: tình huống bố mẹ vắng nhà, tránh xa người lạ , không cho người lạ đụng chạm cơ thể Tham gia một số hoạt động đơn giản cùng gia đình trong mùa dịch (Tham gia các công việc dọn dẹp cùng gia đình)Giúp mẹ thu dọn đồ chơi, sách vở sau khi chơi để đồ dùng ngăn nắp.Biết đề phòng, xử lí với những tình huống không an toàn( đi lạc, gặp người lạ, bố mẹ vắng nhà) Nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang,chăm sóc sức khỏe cơ bản cho bản thân và mọi ngườiKhông chơi những thứ gây nguy hiểm như dao, kéo, vật sắc nhọn…  
11 Phát triển ngôn ngữ Biết bắt chước khẩu hình, chỉ vào một số đồ vật, hoàn cảnh nói từ đơn của vât.Thực hiện ngôn ngữ hình thể vẫy tay bye bye Giáo cụ đi kèm: Chuẩn bị thẻ từ đơn: ạ, xin, mẹ, ba, bà,…để bé làm quen sớm với việc đọc từ đơn Hình ảnh hành động cơ thể: vẫy tay, cười, ôm, xòe tay xin,… Biết phát âm và nói từ đơn; Thể hiện nhu cầu của bản thân, gọi tên đặc điểm BPCT Thể hiện nhu cầu bản thân biết nói tè, ị khi muốn  đi vệ sinh.Chuẩn bị các thẻ từ đôi: đi tè, đi ị, rửa tay, … kèm hình ảnh Biết nói từ đôi, câu ngắn khi thể hiện nhu cầu của bản thân khi tay bẩn nói “bẩn rồi” hoặc nói “ muốn rửa tay”.Biết giới tính của mình nói được giới tính của mình giống bố hoặc mẹ.Biết nói cảm ơn, xin lỗi, giúp con..đúng tình huống.Nói được vật sở hữu của con, của bạn.Nói lên cảm xúc của mình con buồn hay con vui. Giáo cụ kèm theo: Chuẩn bị thẻ từ hội thoại ngắn: vd: mẹ ơi! Đi tè. Cô ơi! Tay bẩn.  Nói lên cảm xúc của mình “con buồn, con nhớ bố…Lắng nghe các bài thơ, câu chuyện kể. Trả lời được câu hỏi của cô qua các câu chuyện , đọc và thuộc các bài thơ về chủ đề Bản thân Giáo cụ kèm theo: Chuẩn bị  các thẻ từ đơn và đôi để con ghép thành câu hoàn chỉnh: Vd: bố, đi làm, đi học, con-> bố đi làm, con đi học