Đưa câu lệnh & xử lý hành vi ăn vạ khi dạy trẻ

BTV Tuệ QuangDạy và học, Kỹ năng

Đưa câu lệnh trên bàn học

Một số trẻ rất có hứng thú với một vài đồ vật, giáo cụ trong những giờ học trên bàn. Đây sẽ là một sự thuận lợi, giúp người dạy trẻ có thể bắt đầu bài học dễ dàng từ những gì trẻ thích. Tuy vậy, phần lớn, trẻ trở nên quá tập trung, thích thú vào một số đồ vật nhất định và phản kháng dữ dội khi được yêu cầu làm các việc khác.
Khi con trẻ có những biểu hiện này, các bậc phụ huynh cần phải làm gì? Bài viết này sẽ phần nào trả lời câu hỏi trên.

Khi hướng dẫn và dạy trẻ, đưa lệnh yêu cầu làm một việc nào đó khi trẻ không tập trung, chú ý như sau: nói câu ngằn và rõ, nếu việc khó nên cắt thành 2-3 câu ngắn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn nói “Con nhặt trái banh đưa cho mẹ nào”. Thay vì vậy, bạn nên thực hiện như sau:
– Nói to, rõ tên của trẻ (chờ 3-5s) nếu trẻ chưa hồi đáp thì vừa gọi vừa chạm tay vào con nhắc con nhìn mẹ hoặc dừng việc đang làm (nếu trẻ có thể phát âm được, có thể yêu cầu trẻ trả lời).
– Nói “Nhặt banh!”: lần 1 gọi chờ 3-5s nếu trẻ chưa nhìn về phía trái banh thì người dạy nhắc lại lệnh “Nhặt banh” và đẩy trẻ về phía trái banh. Nếu sau 3-5s trẻ chưa nhặt banh thì người dạy hãy chỉ trái banh và đồng thời kéo tay con cầm vào banh.
– “Đưa mẹ/cô”: trẻ cầm đc banh thì người dạy chìa tay nói, nếu sau 3-5s trẻ chưa đưa thì 1 tay người dạy chìa ra, 1 tay đẩy tay trẻ đưa trái banh sang tay mẹ/cô.
– Đừng quên hhen ngợi con: “Đưa giỏi” hoặc “Mẹ xin banh”.

Con do quá quan tâm đến 1 vật (ví dụ: thích thẻ chữ, cây viết,…) nên nếu bạn nói một câu quá dài khoảng 4-5 từ thì trẻ sẽ không thể hiểu được lệnh do độ tập trung kém nên trẻ chỉ nắm bắt được 1-2 từ cuối.

Người dạy và phụ huynh nên tập trước 1 mình (trước gương) để tạo cho mình thói quen nói ngắt một câu dài thành nhiều câu (mệnh lệnh) ngắn gọn trong ngưỡng tập trung của trẻ để việc dạy trở nên dễ dàng hơn.

Nếu trẻ la hét không chịu làm, người dạy có thể đập tay xuống bàn tạo âm thanh lớn bất ngờ để trẻ dừng hét đồng thời nhìn thẳng mắt trẻ, mặt nghiêm lại nói “Không hét!” hoặc “Hét hư!”.
Nếu trẻ vừa hét vừa quăng đồ, người dạy cần giữ cổ tay trẻ và bình tĩnh nghiêm mặt nói “Không hét”.

Khi trẻ ngừng hét thì nên ngay lập tức khen: “Nín ngoan” (bạn đừng khen ngợi một cách chung chung như: “Con ngoan” để trẻ phân biệt và hiểu rõ mình được khen ngợi vì lý do gì).

Người dạy các các cha mẹ hãy luôn giữ thái độ như vậy khi xử lý hành vi la hét của con, trong vòng vài ngày, trẻ sẽ dần hiểu được rằng: la hét và khóc sẽ không được ai bênh và không có thứ mình muốn.
Các con sẽ ngoan dần lên nếu được gia đình thiết lập kỷ luật đúng cách và nhất quán như vậy.