Dạy trẻ qua các câu truyện

BTV Tuệ QuangDạy và học, Kỹ năng

Câu truyện xã hội

Rất nhiều các bậc cha mẹ bối rối khi con rất cần các tương tác xã hội nhưng lại thiếu kỹ năng tương tác (để hiểu một sự việc, con cần phải được giảng giải nhiều lần). Vì vậy, đối với trẻ từ 24 tới 48 tháng, ngôn ngữ hạn chế, các mẩu truyện cha mẹ tự làm xoay quanh một sự việc nào đó gắn liền với con là một phương pháp vô cùng hiệu quả.

Chuẩn bị

Để viết một câu truyện theo cách nhìn của con trẻ hãy tạo ra hình ảnh từ những gì trẻ nhìn thấy và trải nghiệm với các lĩnh vực liên quan đến cuộc sống hàng ngày con nhìn thấy; nghe thấy. Một số đề tài mà các gia đình hay tận dụng:

  • Mối quan hệ gia đình, bạn bè; lạ-quen để con hiểu rõ mình có vị trí như thế nào trong gia đình, trong lớp; mình cần phải làm gì và nhờ ai khi gặp tình huống cụ thể: Hình ảnh người thân trong gia đình; bạn của con; đồ dùng của con và những người thân, người lạ (không quen biết).
  • Đồ dùng gia đình để dạy con về tên gọi, công năng, cách sử dụng, chủ sở hữu của từng đồ vật; những đồ vật nào không được phép tự ý dùng (VD: điện thoại; điều khiển TV; dao; bếp…)
  • Phương tiện giao thông: chỉ dạy những gì con hàng ngày nhìn thấy và được trải nghiệm: oto; xe máy; xe đạp; xe buýt; tàu hỏa/máy bay (nếu có) ……dạy con nhận biết theo tên gọi; theo tiếng kêu/đặc điểm: bimbim là oto; xình xịch là tàu hỏa hoặc 4 bánh kêu bimbim là oto; nhiều toa dài kêu xình xịch là tàu hỏa;…
  • Dinh dưỡng: đồ ăn, thức uống của con, của người khác: dạy con về màu sắc; mùi vị; khi nào được ăn/uống; tác dụng của những món ăn/đồ uống này (cần dạy cho trẻ từ 24 thang trở lên để con biết rõ những gì mình đang ăn/uống và không cho những vật không ăn được vào mồm).
  • Thực vật: cây/rau/hoa/quả..: dạy con về màu sắc; ăn được-không ăn được; phải nấu-không phải nấu và tư duy logic cây nào quả đó (thường sẽ dạy trước 1 hoạt động tô/vẽ/c ắt/nặn hoa, quả…có liên quan.
  • Động vật: tất cả các con vật con nhìn thấy/tương tác hàng ngày và những con vật trong bộ tranh đã được học: dạy nhận biết tên; tiếng kêu; đặc điểm (nơi chốn: sống ở đâu?/ số chân/thức ăn/…)

Hình thức truyện

Sử dụng ngôn ngữ quen thuộc (cách nói của mọi người trong gia đình) với những câu nói theo đúng nghĩa đen và ngắn gọn (luôn giải thích chi tiết những gì đang diễn ra) theo định dạng: Môt tả, Nhãn quan, Định hướng (không nên dùng các từ ngữ trừu tượng. VD: không dùng “ngày xửa ngày xưa” mà nên dùng “ngày hôm qua” hoặc “vừa sáng nay”).
Luôn đưa ra định hướng hành vi tương tác tương ứng với từ 1-2 lựa chọn với lối nói linh hoạt (thường xuyên đổi mẫu câu tránh con nhàm chán và gây ức chế/phản ứng tiêu cực)
Mỗi 1 câu chuyện sẽ gồm từ 5 tờ rời với 1 bên là hình ảnh, 1 bên là chữ để tất cả mọi người đều thống nhất thông tin của chuyện và cùng 1 cách nạp thông tin đồng thời không làm con rối mắt khi phải nhìn 1 trang sách với cả chữ và hình.
Thường xuyên làm mới các câu chuyện bằng cách thêm hình ảnh/lời văn hoặc thay 1 phần hình ảnh/lời văn để con luôn thấy thích thú và cách này sẽ giúp con đạt dần tới độ tập trung, lắng nghe 1 câu chuyện theo đúng độ tuổi của mình.
Với sự nghe-hiểu kém thì các câu truyện chỉ từ 4-7 trang với các chủ đề riêng biệt nhưng sau 2-3 tuần bắt đầu ráp các chủ đề lại để giúp con xâu chuỗi tư duy logic (VD: động vật-thực vật: con thỏ+ củ cà rốt; con chó+ khúc xương: con bò+ cỏ ; con chim+ hạt thóc..)

Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY THEO CÂU CHUYỆN XÃ HỘI

  • Đưa ra những thông tin/kiến thức cần nạp cho con theo đúng tâm lý của con trẻ: thích khen bản thân và không làm những việc mà người khác chê bai/đả kích.
  • Dễ dàng đưa ra những yêu cầu/quy tắc/quy định cho từng tình huống cụ thể.
  • Trong quá trình kể chuyện bằng lời nói, cử chỉ, giọng điệu ngoài việc nạp thông tin, kiến thức còn giúp con có kỹ năng nghe- hiểu; kéo dài sự tập trung; hồi đáp (trả lời, nhận xét…)
  • Với câu chuyện xã hội người dạy dễ dàng đưa con vào tham gia các trò chơi với từng đoạn của câu chuyện từ đó khơi gợi để giúp con học cách: chơi tương tác; đặt câu hỏi; lựa chọn cách giải quyết; phát biểu đủ câu…
  • Nạp vốn từ cho con một cách tự nhiên và hữu hiệu nhất cùng với việc luyện nhớ theo kiểu “ xâu chuỗi” và logic.

Các ví dụ, gợi ý

VD: Chuyện về gia đình nhà An- chuyện số 1
Trang 1 và 2: Nhà An có 4 người, hình ảnh chụp chung 4 thành viên trong gia đình.
Trang 3 và 4: Đây là bố, tên là B, bố thường hay đưa An đi chơi công viên
Trang 5 và 6: Ah, mẹ! Mẹ con tên H, hàng ngày mẹ đưa con tới trường/nấu cháo cho con ăn…
Trang 7 và 8: Còn đây là chị Bống; chị đang đi học, tối về chị sẽ chở An đi chơi bằng xe đạp.

VD: Chuyện về gia đình nhà An- chuyện số 2:
Tr.1 và 2: Nhà An có 4 người đó là bố, mẹ, chị Bống và An » hình ảnh chụp chung 4 thành viên trong gia đình (chỉ cho con nhận diện tùng người trong bức hình chung giúp con biết cách quan sát 1 chi tiết trên tổng thể và có thể nạp luôn thông tin giới tính nếu con thích thú lắng nghe- VD: Nhà mình có 2 con trai/nam và 2 con gái/nữ; mẹ và chị Bống là nữ/con gái còn bố và An là nam/con trai.

Lưu ý: Nên nạp thông tin giới tính bằng từ thông dụng con trẻ hay sử dụng là: con trai và con gái
Tr3 và 4: Đây là bố, tên là B, hàng ngày bố đi làm bằng xe máy màu đỏ, Hình ảnh bố đang ngồi/đứng cạnh chiếc xe maý( mục đích cung cấp thêm cho con thông tin về người thân và dạy cách quan sát, nhận diện người thân dưới nhiều góc độ: ở nhà, khi đi làm/đi chơi..)
Tr5 và 6: Ah, mẹ! Mẹ con tên H, mẹ là cô giáo nên mỗi khi đi làm mẹ sẽ mang theo cặp sách màu đen, hình ảnh mẹ xách cặp khi đi làm (mục tiêu: giới thiệu nghề nghiệp của mẹ và những đồ vật thuộc sở hữu của từng người trong gia đình, làm tiền đề dạy con về khái niệm sở hữu/của mình-của bạn và những ững xử hành vi cần thiết đối với đồ vật của mình, đồ vật của người khác.)
Tr 7 và 8: Đố con biết ai đây? Chị/Chị Bống (khuyến khích con phát âm và gọi tên người thân trong gia đình). Chị học lớp 2. An ơi! chị Bống đâu? Chị đi học (dạy con trả lời các mẫu câu hỏi đơn giản)…

VD: Chuyện về gia đình nhà An- chuyện số 3
Tr1 và 2: Nhà An có 4 người là bố, mẹ, chị và An, hình ảnh chụp chung 4 thành viên trong gia đình( dạy con biết cách miêu tả những hình ảnh quen thuộc làm tiền đề cho việc dạy con kể lại/mách lại chuyện.
Tr3 và 4: Đây là bố, tên là B, bố thường hay đưa An đi chơi công viên. Bố vừa đi làm về, An ra chào bố đi!(dạy con chào, hỏi tự nhiên theo tình huống thực)
Hoặc: Sáng nay bố mặc áo mầu gì? Trắng (luyện nhớ, giúp con kể lại chuyện nxayr ra trong vòng 4 giờ)
Tr5 và 6: Mẹ H là cô giáo nên mẹ có cặp sách rất to và nặng. An nhìn xem cặp sách của mẹ để ở đâu? Cặp này của ai? Mẹ/ cặp sách này có phải của An không? Không (dạy trả lời câu hỏi ở đâu? Có-không? và sở hữu).
Tr 7 và 8: Ai đây con? chị Bống; Chị là con trai hay con gài? Con gái; Ai là em trai của chị Bống giơ tay (dạy về mối quan hệ gia đình; giới tính và hồi đáp khi được gọi theo tên, theo đặc điểm..).