Dạy trẻ đọc và nhận biết mặt chữ

BTV Tuệ QuangDạy và học

Dạy trẻ đọc & nhận biết chữ

Năm học mới đang cận kề, việc dạy trẻ biết đọc và hiểu các chữ cái, từ ngữ là một phần vô cùng quan trọng đối với trẻ độ tuổi 5-6.
Tuy vậy, các bậc phụ huynh liệu đã thực sự biết cách dạy đúng?

Trung tâm Tuệ Quang liên tục nhận được những câu hỏi từ các gia đình về vấn đề dạy trẻ đọc và nhận mặt chữ. Hầu hết các phụ huynh chúng ta đều loay hoay không biết bắt đầu từ đâu: dạy con ghép âm-vần hay dạy luôn từng từ có nghĩa; tại sao dạy rất nhiều mà con vẫn không hiểu?

Sau đây là tổng hợp về những lỗi “cơ bản” của các cha mẹ khi dạy trẻ đọc:

Bắt đầu với bảng chữ cái

Bởi những chữ cái đơn lẻ là những từ, âm thanh vô nghĩa, con sẽ không hiểu được ý nghĩa của chúng. Ngoài ra, việc ép trẻ phải học tuần tự từng chữ cái gây ra sự nhàm chán, đơn điệu trong bài học. Điều này khiến trẻ học vẹt một cách miễn cưỡng hoặc chống đối, sợ học chữ.

Các phụ huynh nên chú ý rằng các con có khả năng khái quát hóa kém, vì thế, dạy những thứ có tính trừu trượng sẽ khiến trẻ khó hiểu.

Dạy trẻ ghép âm-vần

Mặc dù đây có lẽ là cách các bậc phụ huynh đã được dạy, tuy vậy, như việc dạy bảng chữ cái, trẻ sẽ khó tiếp thu khi học theo lối học này. Thực tế, chương trình giáo dục bậc Tiểu học cũng như chườn trình Tiếng Việt lớp 1 đang dần thay thế việc dạy ghép âm-vần và đánh vần bằng việc giúp trẻ nhận biết các từ có nghĩa trước rồi mới ghép vần sau.

Những lời khuyên dành cho các phu huynh

Khi dạy trẻ làm quen với chữ cái và hướng dẫn trẻ đọc chữ, các phu huynh nên thực hiện theo các bước sau:

1. Bổ sung thêm các thẻ chữ vào các giờ tráo thẻ hình

Các phụ huynh bắt đầu dạy con đọc và nhận mặt chữ bằng cách thêm các thẻ chữ là tên gọi của các hình ảnh tương ứng trong bài học. Ta có thể kết hợp 2 cách: tráo thẻ hình và chữ tương ứng hoặc tráo thẻ hình riêng, thẻ chữ riêng.

Các cha mẹ nên bắt đầu thêm thẻ chữ vào những hình ảnh con đã nhận biết được như một cách làm mới bài học, giúp trẻ hứng thú hơn.

2. Hướng dẫn trẻ phát âm

Đối với những trẻ chưa phát âm được tròn vành rõ chữ, các cha mẹ nên tuân thủ các bước trong phương pháp luyện hơi và thúc âm đã được Tuệ Quang đăng tải. Đối với các từ dài (nhiều nguyên âm, cần lấy nhiều hơi để phát âm) mà con chưa phát âm chuẩn, các cha mẹ nên tách âm-vần của từ và giúp con luyện nói từng phần một. Ví dụ: Cá = cờ + a.

3. Kết hợp với các nội dung, hoạt động học tập phù hợp

Các cha mẹ nên dạy trẻ nhận biết mặt chữ và tập đọc kèm theo các hoạt động bổ trợ kỹ năng, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào cấp một. Các trò chơi, hoạt động và các câu chuyện xã hội có thể tham khảo trong các giáo trình Mầm non 5-6 tuổi và các giáo trình tiền tiểu học.

Mọi câu hỏi và thắc mắc, các bậc phụ huynh hãy liên hệ email: [email protected].