Để giúp trẻ tự kỷ chủ động đặt câu hỏi cần khuyến khích trẻ tự kỷ có nhu cầu khám phá và nên phân loại câu hỏi theo đối tượng giao tiếp của trẻ tự kỷ và chia theo từng tình huống cụ thể. Ví dụ:
Trong sinh hoạt việc tạo các tình huống khuyến khích trẻ tự kỷ khám phá( nhìn, sờ, …) và dạy đặt câu hỏi bằng cách:
B1. Hỏi mẫu và khuyến khích trẻ tự kỷ nói theo( VS: Cái này của ai?- câu hỏi làm rõ nghĩa cho mục dạy “ sở hữu”).
B2. Tạo tình huống tương tự và hỏi câu hỏi mẫu để chừa 1- 2 từ cho con điền đủ câu hỏi( VD: cái này của…- con điền từ ai?).
B3. Tạ tình huống và khuyến khích trẻ tự kỷ hỏi bằng giao tiếp mắt: Nhìn vào mắt trẻ tự kỷ, miệng đưa khẩu hình mớm câu hỏi ( tay có thể chỉ vào vật cần hỏi).
Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ chưa có đủ độ tập trung khi học bên ngoài thì việc cô/mẹ chủ động tạo các tình huống trên bàn học có vẻ như khó khăn.
Xin gửi ý một số tình huống cho một số dạng câu hỏi trên bàn học.
1. Câu hỏi: Cái gì ?
1.1 Xếp lên bàn 2 – 3 – 4 đồ vật trong đó có 1 đồ vật mới con chưa biết ( mỗi lần tạo tình huống nên xếp vật này ở các vị trí khác nhau trong dãy đồ vật) và lần lượt chỉ vào các vật yêu cầu con nói tên hoặc đọc tên vật yêu cầu trẻ tự kỷ chỉ/đưa vật, đến đồ vật mới thì hỏi: “Cái gì đây? “Và chờ đợi 3 – 5s hỏi lại lần nữa mẫu câu: “Cái gì đây?”, đến lần hỏi thứ ba thì yêu cầu trẻ tự kỷ nhắc lại mẫu câu hỏi và khi con phát âm( có thể cả câu hỏi hoặc 1 từ đơn trong câu- tùy khả năng ngôn ngữ của con) sẽ trả lời luôn cho trẻ tự kỷ tên vật đó va yêu cầu nhắc lại tên của vật.
1.2 Giấu đồ ăn/đồ chơi sau lưng rồi nói: trẻ ăn/chơi đi, chờ 3 – 5s nhắc lại yêu cầu lần nữa và hỏi: Ăn cái gì? đến lần hỏi thứ ba thì yêu cầu con nhắc lại mẫu câu hỏi và khi con phát âm
2. Câu hỏi: Ở đâu?
2.1: Cô giấu bimbim/ô tô đồ chơi/ sách, truyện… sau lưng và nói trẻ ăn bimbim/chơi oto đi. Nhắc lại câu yêu cầu rồi hỏi: Bimbim/oto đâu rồi? đến lần hỏi thứ ba thì yêu cầu trẻ nhắc lại mẫu câu hỏi
2.2. Chơi trò chơi giấu đồ chơi dưới các lớp vải hoặc rổ đựng, túi, thùng catton và khuyến khích con đi tìm theo câu lệnh đếm, hết lệnh thì hướng dẫn con hỏi:”…ở đâu?”, trả lời vị trí giấu đồ và giúp trẻ tìm qua lời hướng dẫn.
3. Câu hỏi: Khi nào?
3.1. Làm câu truyện kể bằng hình ảnh về sang, trưa, chiều, tối với các hoạt động tiêu biểu và giúp trẻ ghép hình ảnh tương ứng với nhau và thêm 1-2 hình ảnh mới tương ứng vào để hỏi “ khi nào..?
VD: gà trống gáy ó ó ghép với hình mặt trời buổi sáng rồi thêm ảnh em bé vươn vai thức giấc hỏi: Khi nào bé thức dậy? hoặc bé thường thức dậy khi nào?- Trả lời: Buổi sáng.
3.2. Đặt 1 phần thưởng lên bàn( đồ chơi/đồ ăn/một giáo cụ mới..) và khuyến khích con thích thú với phần thưởng này. Khi trẻ với tay muốn lấy thì giữ tay con lại và nói: Chưa được rồi hỏi trẻ : Có biết khi nào được chơi/ăn cái này không? Chờ 3-5s để con hiểu tình huống và hướng dẫn trẻ hỏi: Khi nào trẻ được chơi/ăn cái này ?
Nguyên tắc dạy đặt câu hỏi: Khuyến khích và đo lường tâm lý đảm bảo trẻ thích thú với tình huống đưa ra rồi nói câu hỏi mẫu ( 2-3 lần mỗi lần cách nhau 3-5s), đến lần hỏi thứ ba yêu cầu trẻ nhắc lại mẫu câu hỏi và khi trẻ phát âm( có thể cả câu hỏi hoặc 1 từ đơn trong câu – tùy khả năng ngôn ngữ của trẻ ) sẽ trả lời luôn cho trẻ va yêu cầu con phát âm theo câu trả lời- luôn đẩy giao tiếp ngôn ngữ sau mỗi tình huống khi trẻ đã nghe – hiểu rõ.