Bé 3 tuổi, không giao tiếp mắt, chưa có ngôn ngữ, thường xuyên la hét và đập đầu ăn vạ

BTV Tuệ QuangChia sẻ, Hỏi đáp, Kỹ năng, Tập vận động

Bé 3 tuổi, không giao tiếp mắt, chưa có ngôn ngữ, thường xuyên la hét và đập đầu ăn vạ khi đòi thứ gì không được; Chưa biết chỉ tay , mỗi lần đòi gì chỉ biết kéo tay người lớn hoặc chìa cả bàn tay ra. Làm thế nào để bé biết chỉ tay và không ăn vạ.

Trả lời: Hầu hết trẻ không có giao tiếp mắt bởi dây thần kinh điều khiển thị giác có khiếm khuyết khiến trẻ nhìn lúc mờ, lúc tỏ; Đôi khi hai đồng tử không trùng khít khi nhìn khiến cho trẻ nhìn thấy rất nhiều hình chồng chéo lên nhau( những trẻ này mắt thường bị lác hoặc lêch- mắt to, mắt nhỏ và hiện tượng lác hay lệch thường xuyên thay đổi)mắt nhìn không rõ người đối diện ; Hoặc có trẻ gặp tật khúc xạ về mắt khiến cho trẻ nhìn thấy mắt của người đối diện quá to, chỉ là những hố đen khiến trẻ sợ mà lảng tránh nhìn vào mắt, vào mặt người đối diện.

Chính bởi hiện tượng này lúc có lúc không nên đại đa số trẻ vẫn nhìn thấy rõ những vật nhỏ và có lúc vẫn thực hiện các hoạt động tinh như xâu hạt, xé dán…rất tốt nhưng lại không giao tiếp mắt, không biết chỉ tay( do thường xuyên không nhìn rõ vật cần lấy) và vì không giao tiếp mắt nên việc bắt chước khẩu hình rất khó khăn kéo theo tình trạng trẻ chậm ngôn ngữ.

Do chưa có ngôn ngữ và không định hướng chính xác những thứ cần thiết khiến cho trẻ luôn bức xúc và phát sinh tật xấu: ăn vạ, la hét khi không đòi được thứ mình cần.

Để giải quyết gốc rễ của vấn đề cần:

– Giúp cải thiện thị giác để trẻ nhìn tốt hơn và xác định được mục tiêu rõ ràng, khi đó giao tiếp mắt tự nhiên và chỉ tay khi muốn lấy đồ sẽ chỉ cần tập luyện và hướng dẫn 1 thời gian ngắn trẻ sẽ thực hiện được( các bài tập cho mắt như: nháy đèn hay tráo bảng đen trắng giúp đồng tử co giãn liên tục và nhịp nhàng khiến mắt nhìn rõ hơn, di chuyển mắt linh hoạt hơn; đi cầu thăng bằng, đi trên đường thẳng với không gian rộng để mắt được nhìn xa hơn; di chuyển đồ vật trẻ thích với tốc độ từ chậm đến nhanh lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái trước khi đưa đồ vật đó cho trẻ cũng là 1 bài luyện tập cho mắt….

– Chế độ dinh dưỡng và bổ sung Vitamin A, B…cho mắt

– Giúp đỡ trẻ nhìn rõ các đồ vật bằng cách đánh dấu đề can đỏ( kích thích dây thần kinh thị giác hoạt động mạnh hơn), sắp xếp đồ chơi tại những vị trí trẻ dễ lấy và khuyến khích trẻ lại gần đồ vật, tự cầm/nhặt/lấy đồ vật.

– Thực hiện 3 phần trên sẽ giảm được rất nhiều lần trẻ ăn vạ do không được giúp đỡ đúng cách, đúng lúc. Phần còn lại là do thói hư và cần luôn nghiêm khắc xử lý ( tham khảo phần kỹ thuật xử lý ăn vạ)